vinh quang ngan nam dan dat viet. Mai mai ngan doi giong rong tien
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

vu khi cua quan doi viet nam

Go down

vu khi cua quan doi viet nam Empty vu khi cua quan doi viet nam

Bài gửi  Admin Fri Sep 03, 2010 1:00 pm

Vũ khí, khí tài quân sự



Người nhái của Quân đội Nhân dân Việt Nam
Quân đội nhân dân Việt Nam không công khai các thông tin về vũ khí, khí tài của mình nên việc biết chính xác các thông tin này dường như là điều không thể. Hiện nay Quân đội nhân dân Việt Nam đang sở hữu một lượng vũ khí rất lớn, một phần là từ thời Chiến tranh Việt Nam[cần dẫn nguồn]. Vũ khí được sử dụng chủ yếu là từ Liên Xô, Trung Quốc và Hoa Kỳ (Do năm 1975, chính thể Việt Nam Cộng hòa bị giải tán đã để lại một số lượng vũ khí tương đối lớn do Hoa Kỳ viện trợ trước đó). Từ năm 1990 trở đi, các bạn hàng vũ khí của Việt Nam được mở rộng, cả với Ấn Độ, Pháp, Israel, Triều Tiên[cần dẫn nguồn]....... [4]
[sửa]Phát triển và hiện đại hóa vũ khí trang bị

Bài hoặc đoạn này cần được wiki hóa theo các quy cách định dạng và văn phong Wikipedia.
Xin hãy giúp phát triển bài này bằng cách liên kết trong đến các mục từ thích hợp khác.
Trong suốt Chiến tranh Việt Nam (1965-1975) và Chiến tranh biên giới Tây Nam (1979-1989), Việt Nam hầu như dựa hoàn toàn vào các hệ thống vũ khí trang bị có nguồn gốc từ Liên bang Xô viết. Kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, đã kết thúc giai đoạn "bán rẻ như cho" và Việt Nam bắt đầu phải thanh toán tiền mua vũ khí trang bị bằng ngoại tệ mạnh hoặc bằng hàng đổi hàng.
Việt Nam đã đặt việc phát triển kinh tế lên hàng đầu và chỉ duy trì mức tăng chi tiêu quốc phòng một cách nhỏ giọt. Việt Nam không tiến hành các đợt mua sắm hay nâng cấp vũ khí lớn. Phải tới tận cuối những năm 1990, Chính phủ Việt Nam mới công bố một loạt các chương trình mua sắm các hệ thống vũ khí trang bị hiện đại. Theo đó, Việt Nam chậm rãi phát triển hải quân và không quân để kiểm soát các vùng nước nông và vùng đặc quyền kinh tế.
Hầu hết các chương trình mua sắm quốc phòng chủ yếu được thực hiện để đảm bảo ưu tiên này. Ví dụ, Việt Nam đã mua một số máy bay chiến đấu và tàu chiến có khả năng tác chiến khá cao. Việt Nam cũng lên kế hoạch phát triển nền công nghiệp quốc phòng với ưu tiên cho hải quân, có sự kết hợp với các đồng minh cộng sản cũ và Ấn Độ.
Năm 1994, Việt Nam và Nga đã thống nhất một hợp đồng mua sắm vũ khí lớn, thắt chặt hợp tác quốc phòng theo một Hiệp định được ký tháng 10 năm 1998 và công bố trở thành "Đối tác chiến lược" năm 2003. Thỏa thuận năm 1998 đã thiết lập một khung chương trình, theo đó Nga sẽ tiếp tục hỗ trợ và bán vũ khí trang bị cho Việt Nam. Quan hệ quốc phòng giữa 2 nước được đưa lên một tầm cao mới nhân dịp Tổng thống Nga Putin sang thăm Việt Nam trong tháng 2/tháng 3 năm 2001. Trong chuyến thăm này, 2 bên đã ký Hiệp định thắt chặt quan hệ quốc phòng đáp ứng được yêu cầu an ninh quốc phòng của Việt Nam. Gần đây nhất, tháng 9 năm 2008, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga đã tuyên bố Việt Nam là đối tác chiến lược của Nga ở Đông Nam Á.
Nga tiếp tục là nguồn cung cấp các loại vũ khí trang bị tiên tiến của Việt Nam, dường như quan hệ này sẽ không thay đổi ít nhất là trong ngắn hạn. Tháng 9 năm 2008, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov đã gặp người đồng nhiệm Phùng Quang Thanh của Việt Nam và tuyên bố rằng Nga đã sẵn sàng cung cấp cho Việt Nam các loại vũ khí trang bị mới và nâng cấp các vũ khí hiện có. Lúc đó, giới thạo tin của Nga đã tiết lộ tiềm năng về các hợp đồng mua bán máy bay chiến đấu, hệ thống phòng không (bao gồm cả radar tầm xa), tàu chiến (tàu hộ vệ và tuần tiễu tên lửa) và các trang thiết bị cũng như hiện đại hóa các đơn vị tăng - thiết giáp của Việt Nam. Các hợp đồng này có thể đã được cụ thể hóa nhân chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tới Nga tháng 10 năm 2008. Trong chuyến thăm này, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã tuyên bố rằng Việt Nam quan tâm tới việc tăng cường hợp tác kỹ thuật quốc phòng với Nga. Dù vậy, các hợp đồng mua sắm vẫn sẽ chỉ dừng ở mức độ vừa phải do ngân sách eo hẹp. Ngoài ra, Việt Nam cũng mở rộng và đa dạng hóa các nguồn cung cấp vũ khí trang bị từ các bạn hàng truyền thống từ thời Xô-viết như Ấn Độ, Ukraina, Cộng hòa Séc và Ba Lan...
[sửa]Mua sắm của Lục quân
Việt Nam đã gia nhập thị trường xe bọc thép chở quân và xe tăng chiến đấu chủ lực. Tháng 4 năm 2001, có tin cho rằng Việt Nam đã tiến hành sửa chữa tổng thể và nâng cấp nhỏ khoảng 50 xe bọc thép M113. Việc nâng cấp và sửa chữa được thực hiện bởi Nhà máy Z751 ở thành phố Hồ Chí Minh sử dụng một số linh kiện mua từ các nguồn thương mại và tận dụng linh kiện thu được từ thời chiến tranh Việt Nam. Trước đó, Việt Nam đã cố gắng kết hợp với Singapore Automotive Engineering (nay là ST Kinetics thuộc ST Engineering), tuy nhiên nỗ lực này đã bị dừng lại do chính sách cầm vận của Mỹ đối với Việt Nam. Các xe bọc thép này được cho là sẽ đưa vào biên chế của một sư đoàn cơ giới ở phía Nam. Nga từng có kế hoạch bán xe tăng chiến đấu chủ lực T-80 cho Việt Nam nhưng không thành vì ngân sách của Việt Nam không đáp ứng nổi.
Năm 2006, Israel báo cáo với Ủy ban Đăng ký vũ khí thông thường của Liên hiệp quốc (UNROCA) rằng họ đã bán cho Việt Nam 2 xe bọc thép hạng nhẹ (LAV). Hiện nay, một số công ty của Israel thắng thầu và đang tham gia nâng cấp thử nghiệm một số xe tăng T-55 trong tổng số tới 850 T-54/55 của Việt Nam. Chương trình của Israel bao gồm nâng cấp giáp, hệ thống nhìn đêm và một hệ thống điều khiển hỏa lực nâng cấp (được cho là sản xuất ở Ba Lan).
Tháng 5 năm 2002, Vietnam và Ukraina đã đạt được thỏa thuận hợp tác kỹ thuật quân sự kéo dài tới 2005. Theo đó, Ukraina sẽ hỗ trợ chủ yếu để Việt Nam nâng cấp thiết giáp và pháo binh, hợp tác sản xuất vũ khí và sửa chữa, nâng cấp và cung cấp một số lượng lớn các loại vũ khí và trang bị chưa xác được chủng loại.
Tháng 2 năm 2005, có tin cho rằng Bộ Quốc phòng Phần Lan sẽ nhượng lại cho Việt Nam tới khoảng 70 xe tăng T-54 và T-55 có từ thời Liên Xô. Đầu tháng 3 năm 2005 lại có tin Ba Lan có thể bán cho Việt Nam 150 xe tăng T-72 đã qua sử dụng cùng việc hỗ trợ huấn luyện, đạn dược, thiết bị bảo trì sửa chữa cơ bản. Những nguồn tin này chưa được đăng ký với UNROCA (Xem Bảng 6).
[sửa]Mua sắm của Không quân
Những khó khăn về tài chính đã hạn chế khả năng mua sắm một lượng lớn các máy bay chiến đấu đa năng và máy bay tiêm kích ném bom của Việt Nam. Ví dụ, trong giai đoạn 1994 tới 2004, Việt Nam chỉ mua được tổng cộng 12 chiếc máy bay hiện đại của Sukhoi từ Nga. Bao gồm: 7 chiếc Su-27SK một người lái, 3 chiếc Su-27UBK huấn luyện, hai người lái và 2 chiếc Su-30K. Trong các năm từ 1996 đến 1998, Nga đã nâng cấp 32 chiếc máy bay tiêm kích bom Su-22M4 một người lái và 2 chiếc Su-22UM3 huấn luyện, 2 người lái. Trong tháng 9 và 10 năm 2008, trong chuyến thăm được đánh giá là thành công của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng Chủ tịch nước tới Nga, Việt Nam đã bày tỏ ý định mua tới 20 chiếc Su-30 và có thể là cả MiG-29. Rốt cuộc thì Việt Nam cũng đã đặt mua 8 chiếc Su-30MK2 từ công ty Rosoboronexport, dự kiến sẽ giao hàng trong khoảng 2010-2011, hợp đồng này đã được ký tháng 1 năm 2009.
Cuối năm 1999, có báo cáo rằng cơ quan quản lý vũ khí trang bị Rosoooruzheniye của Nga đã tiến hành đàm phán để nâng cấp những chiếc Su-27 và Su-30 hiện có của Việt Nam để chúng có thể mang được tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn R-77 (AA-12), tên lửa không đối hạm Kh-31 (AS-17) và các loại tên lửa không đối đất Vympel Kh-27 (AS-14) và Kh-59M (AS-18).
Tháng 3 năm 2000, Ấn Độ và Việt Nam đã ký Hiệp định về Hợp tác quốc phòng, theo đó, Ấn Độ sẽ tiến hành bảo dưỡng và sửa chữa toàn bộ cho các máy bay MiG-21 hiện đang có trong trang bị và hỗ trợ huấn luyện các phi công chiến đấu và kỹ thuật viên của Việt Nam. Tháng 3 năm 2005, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam đã đến thăm Ấn Độ để bản thảo sâu hơn về việc Ấn Độ hỗ trợ bảo dưỡng và sửa chữa các máy bay chiến đấu MiG. Và tháng 10 năm 2006, Ấn Độ đã cung cấp một số phụ tùng dự trữ cho máy bay MiG-21 của Việt Nam.
Năm 2004, Việt Nam được báo cáo rằng đã mua từ 4 tới 10 chiếc máy bay tiêm kích bom Su-22M4 từ Cộng hòa Séc, bao gồm cả phụ tùng, đạn dược. Sau đó Việt Nam cũng đạt được thỏa thuận nâng cấp các máy bay này để chúng có thể mang được tên lửa diệt hạm. Các báo cáo trong năm 2005 cho thấy Việt Nam có nhu cầu mua thêm từ 8 tới 10 chiếc máy bay chiến đấu hiện đại mà ưu tiên là Su-27 hoặc Su-30MK. Tuy nhiên, do khó khăn về tài chính nên dẫn tới việc Việt Nam phải mua 40 chiếc Su-22M4 đã qua sử dụng của Ba Lan thay cho mua máy bay mới.
Trong các báo cáo thường niên gửi tới UNROCA, Việt Nam đã thừa nhận chỉ mua có 12 chiếc máy bay chiến đấu trong giai đoạn 1992-2006. Điều này có thể hiểu, các máy bay chưa được chuyển giao vì còn đang phải nâng cấp ở nước ngoài. Tuy nhiên, trong cùng giai đoạn, Ukraina báo cáo đã giao 6 chiếc MiG-21 UM (1996), 10 chiếc L-39 (2002 và 2003) và 3 chiếc Su-22 (2005) cho Việt Nam. Trong năm 2005, Cộng hòa Séc báo cáo đã bán chỉ 5 chiếc SU-22 UM3 cho Việt Nam. Không hợp đồng nào trong những hợp đồng đã kể trên được Việt Nam đưa vào trong báo cáo thường niên để gửi tới UNROCA (Xem bảng 6 ở dưới).
[sửa]Mua sắm cho phòng không
Theo Edward O’Dowd, "Lực lượng phòng không Việt Nam, đặc biệt là ở quanh khu vực đồng bằng sông Hồng, trong những năm 1970, là một trong những lực lượng thiện chiến nhất thế giới". Tuy nhiên, Khả năng chiến đấu của cả hệ thống phòng không Việt Nam đã xuống cấp kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991 và dần dần chúng trở nên lạc hậu. Tình hình này chỉ được cải thiện sau đó một thập kỷ khi Việt Nam phải đối mặt với sự xuống cấp trầm trọng của các loại vũ khí phòng không.
Các báo cáo thường niên tới Ủy ban Đăng ký vũ khí thông thường của Liên hợp quốc đã làm sáng tỏ đôi chút thông tin chi tiết về vấn đề này (xem bảng 6). Ví dụ, trong các năm 2000 và 2004, Nga báo cáo chỉ bán một số lượng rất nhỏ bao gồm lần lượt "8 tên lửa và bệ phóng" và "20 tên lửa và bệ phóng" cho Việt Nam (xem bảng 6). Chủng loại tên lửa không được nêu rõ và có thể là tên lửa không đối không hoặc không đối đất.
Tháng 5 năm 2002, Việt Nam và Ukraina đã ký Hiệp định Hợp tác quân sự đến năm 2005. Theo đó, Ukraina đồng ý hỗ trợ Việt Nam trong việc nâng cấp các hệ thống phòng không, bao gồm radar, thông tin liên lạc và tên lửa đất đối không. Tuy nhiên, trong gia đoạn này không thấy Ukraina đề cập trong các báo cáo thường niên gửi tới UNROCA là đã bán bất kỳ hệ thống tên lửa nào cho Việt Nam hay không. Năm 2008, có báo cáo cho rằng Việt Nam đã mua 4 hệ thống radar thụ động Kolchuga có khả năng phát hiện và nhận dạng các mục tiêu trên đất liền, trên biển cho Việt Nam.
Tháng 8 năm 2003, Nga đồng ý bán cho Việt Nam 2 hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU1 theo hợp đồng trị giá 200 triệu USD. Cũng trong năm 2005, Việt Nam báo cáo lên UNROCA rằng họ đã nhập 12 xe mang phóng và 62 quả tên lửa S-300 nhưng không đề cập nước chuyển giao. Nga báo cáo lên UNROCA rằng năm đó họ thất bại trong vụ mua bán tên lửa phòng không tầm xa này. Nhưng các nguồn tin công nghiệp lại khẳng định rằng 1 hệ thống S-300PMU1 cùng 12 xe phóng và 62 quả tên lửa đã được giao cho Việt Nam tháng 8 năm 2005. Hệ thống S-300 được đánh giá là một trong những hệ thống tên lửa phòng không mọi tầng cao hiện đại nhất thế giới.
Bảng 6: Các báo cáo gửi United Nations Register of Conventional Arms, 1992-2006
Năm Xuất khẩu tới Việt Nam (Báo cáo của các nước bán vũ khí)
1992 Không
1993 Không
1994 Không
1995 6 máy bay chiến đấu; 14 tên lửa R-27R1 cùng giá treo
1996 6 Mig-21UM
1998 Không
1999 Không
2000 8 tên lửa và bệ phóng
2001 Không
2002 4 L-39
2003 6 L-39
2004 4 máy bay chiến đấu; 20 tên lửa và bệ phóng
2005 3 Su-22 và 5 Su-22UM3
2006 5 Su-22; 2 xe bọc thép hạng nhẹ
Năm Nhập khẩu từ Việt Nam (Báo cáo của Việt Nam)
1992 Không gửi báo cáo
1993 Không gửi báo cáo
1994 Không mua gì
1995 1 Su-27UBK và 5 Su-27SK
1996 Không mua gì
1997 2 Sukhoi Su-27
1998 Không mua gì
1999 Không mua gì
2000 Không mua gì
2001 Không mua gì
2002 Không mua gì
2003 Không mua gì
2004 4 máy bay chiến đấu; 20 tên lửa và bệ phóng
2005 12 xe mang phóng và 62 tên lửa S-300
2006 Không mua gì
[sửa]Mua sắm của Hải quân
Rõ ràng là Việt Nam đang rất nỗ lực cải thiện khả năng kiểm soát các vùng nước nông và vùng đặc quyền kinh tế, hướng sức mạnh hải quân vào vùng Biển Đông (Biển Nam Trung Hoa - South China Sea) và tăng cường khả năng chống ngầm. Hải quân Việt Nam gần đây có kế hoạch đóng tới 20 tàu tên lửa theo chiến lược "biển xanh - blue water" và hiện đại hóa các Tổ hợp đóng tàu Hồng Hà và Ba Son. Việt Nam cũng đang thực hiện chương trình để thay thế các tàu và phương tiện cũ và lỗi thời thông qua chương trình mua sắm hoặc tự đóng mới đến 2010. Chương trình này hướng đến việc trang bị những tàu chiến đấu và phương tiện có tính chiến lược cho Hải quân theo kế hoạch đã được Chính phủ và Bộ Quốc phòng thông qua.
Việt Nam nỗ lực để bảo vệ những khu vực khai thác dầu mỏ và khí đốt then chốt ngoài khơi mà nước này tuyên bố thuộc chủ quyền, đối phó với sự gia tăng sức mạnh có chủ ý của các quốc gia láng giềng và đối phó hiệu quả với mối đe dọa tiềm tàng bởi sự gia tăng số lượng tàu ngầm thông thường của Trung Quốc và các nước trong khu vực. Những chương trình mua sắm giới hạn của hải quân tập trung vào việc phát triển khả năng tác chiến chống ngầm, chống tàu nổi và quét mìn.
Trong giai đoạn 1996-1999, Việt Nam đã mua 4 tàu hộ vệ loại Tarantul-2 cải tiến từ Liên bang Nga. Các tàu này được trang bị các cặp ống phóng kép dùng tên lửa đối hạm SS-N-2D Styx, tên lửa phòng không Igla, và pháo bổ trợ.
Năm 1997, Việt Nam đã mua 2 tùa ngầm cỡ nhỏ lớp Yugo từ Bắc Triều Tiên. Theo Hiệp định Hợp tác quốc phòng giữa 2 nước, Hải quân Ấn Độ đồng ý cung cấp dịch vụ huấn luyện nhân viên cho Hải quân Việt Nam, bao gồm cả huấn luyện kíp thủy thủ tàu ngầm. Hiện vẫn chưa rõ là có sự liên quan với một chương trình mua sắm tàu ngầm mới hay không, hay đơn thuần chỉ là đi kèm với việc mua các tàu ngầm lớp Yugo. Dù vậy, việc mua tàu ngầm mini Yugo có thể cho thấy đây là bước đầu trong chương trình tăng cường năng lực tác chiến dưới mặt nước và chống ngầm của Việt Nam vốn được định hướng từ lâu.
Gần đây, năm 2008, Việt Nam được cho là muốn mua các tàu ngầm đã qua sử dụng của Serbia. Cơ hội này đã nảy sinh khi Serbia và Montenegro chia tách năm 2006, dẫn đến Serbia không còn đường bờ biển. Việt Nam thấy có thể mua 3 tàu ngầm thông thường và 3 tàu ngầm mini vốn đã không còn bờ biển để hoạt động. Tuy nhiên, nỗ lực này bất thành, vì sau đó toàn bộ các tàu ngầm đã được bán cho Ai Cập.
Theo Hiệp định Hợp tác Quốc phòng kỳ hồi thàng 3 năm 2000, Hải quân Ấn Độ cũng đồng ý sửa chữa, nâng cấp và đóng mới các tàu tuần tra cao tốc cho hải quân Việt Nam. Tháng 6 năm 2005, Hải quân Ấn Độ đã chuyển 150 tấn phụ tùng và linh kiện cho các tàu hộ tống Petya và tàu tấn công tên lửa Osa-II. Tháng 12 năm 2007, trong chuyến thăm Hà Nội của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng A. K. Anthony, Ấn Độ đã đồng ý cung cấp cho Việt Nam 5.000 chi tiết phụ tùng thiết yếu cho ác tàu chống ngầm lớp Petya để đảm bảo khả năng hoạt động của chúng. Tháp tùng Bộ trưởng còn có các sĩ quan cấp cao của Hải quân Ấn Độ. Ngày 24/6/2009, tại triển lãm hải quân MVMS-2009 ở St. Petersburg, Nga, ông Oleg Azizov, đại diện Rosoboronoexport cho biết, năm 2010, Nga sẽ chuyển giao cho Việt Nam 2 tàu hộ tống Gepard 3.9 theo hợp đồng ký năm 2006. Tàu hộ tống đa năng hạng nhẹ Gepard-3.9 dùng để thực hiện các nhiệm vụ hộ tống, tuần tiễu, bảo vệ hải phận và vùng đặc quyền kinh tế, yểm trợ các hoạt động trên biển; khi cần thiết có thể làm các nhiệm vụ săn tìm, theo dõi và tác chiến hiệu quả chống các mục tiêu tàu nổi, tàu ngầm và máy bay; tuần tiễu, hộ tống, rải lôi, chi viện hỏa lực cho lực lượng đổ bộ. Tàu có thể hoạt động tác chiến độc lập hoặc trong đội hình biên đội tàu chiến thuật. Tàu được trang bị nhiều loại vũ khí tiên tiến nhất của Nga hiện nay, trong đó có hệ thống phòng không Palma-SU, hệ thống tên lửa Uran và trực thăng Ka-28.
Mới đây, ngày 19/6/2009, tại triển lãm hàng không Le Bourget, Pháp, Phó Giám đốc Cục Hợp tác KTQS Liên bang Nga (FSVTS) Aleksandr Fomin tiết lộ Nga và Việt Nam mùa thu này sẽ bắt đầu đàm phán về việc bán cho Việt Nam lô tiếp theo máy bay tiêm kích Su-30MK2.
Tháng 1/2009, Rosoboronoexport đã ký hợp đồng cung cấp cho Việt Nam 12 máy bay tiêm kích Su-30MK2 từ năm 2010 trị giá hơn 500 triệu USD (chưa kể vũ khí). Ông Aleksandr Fomin cho biết: “Chúng tôi sẽ bắt đầu các hoạt động tư vấn thực tế vào mùa thu này về khả năng cung cấp cho Việt Nam lô tiếp theo các máy bay này”, nhưng không nói rõ số lượng. Tuy nhiên, một nguồn tin tại Rosoboronoexport nói đến con số 8-12 chiếc Su-30MK2.
Trước đó, có tin Nga cũng đang đàm phán về việc đóng cho Hải quân Nhân dân Việt Nam 6 tàu ngầm Projekt 636 Kilo trị giá 1,8 tỷ USD.
[sửa]Trang bị của Quân chủng Lục quân

[sửa]Xe tăng


xe tăng T54 của QĐNDVN diễn hành khi tiếp quản Sài Gòn năm 1975


Binh sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam đón tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ William Cohen tháng 3 năm 2000
Liên Xô T-54/55 Xe tăng chiến đấu chủ lực (850)
Liên Xô T-62 Xe tăng chiến đấu chủ lực (200)
Liên Xô PT-76 Xe tăng lội nước (300)
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Type-59 Xe tăng chiến đấu chủ lực (350)
Liên Xô T-34 Chủ yếu dùng để huấn luyện (40)
Liên Xô SU-100 Pháo tự hành 100mm (50)
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Type-63 Xe tăng lội nước (300)
Ba Lan T-72 xe tăng chiến đấu chủ lực (150)
Israel T-55M3 xe tăng chiến đấu chủ lực do Việt Nam và Israel hợp tác nâng cấp, cải tiến từ xe tăng T-54B (còn trong giai đoạn thử nghiệm)
[sửa]Xe bộ binh
Liên Xô BMP-1 Xe chiến đấu bộ binh
Liên Xô BMP-2 Xe chiến đấu bộ binh
Liên Xô BTR-40 Xe thiết giáp chở quân
Liên Xô BTR-50 Xe thiết giáp chở quân
Liên Xô BTR-60 Xe thiết giáp chở quân
Liên Xô BTR-152 Xe thiết giáp chở quân
Liên Xô BRDM-1 Xe thiết giáp trinh sát
Liên Xô BRDM-2 Xe thiết giáp trinh sát
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Type-63 Xe thiết giáp chở quân
Hoa Kỳ M-113 Xe thiết giáp chở quân (ít nhất 200 chiếc)
Israel RAM-2000 Xe thiết giáp chống mìn
[sửa]Vũ khí bộ binh
Liên Xô TT-33 Súng lục
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Type-54 Súng lục
Liên Xô PM Súng lục
Hoa Kỳ M-1911A1 Súng lục
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Type-56 1 kiểu khác của Ak-47
Liên Xô AK-47 Súng trường tấn công
Liên Xô AKM Súng trường tấn công
Hoa Kỳ M-16 Súng trường tấn công
Hoa Kỳ M-14 Súng trường
Liên Xô AKS-74U Súng Carbine
Hoa Kỳ CAR-15 Súng Carbine
Hoa Kỳ M-1 Súng Carbine
Hoa Kỳ M1 Garand Súng trường chiến đấu
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Type 56 - 1 loại khác của SKS
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Type 56 Súng trường tấn công
Liên Xô PPSh-41 Súng tiểu liên
Liên Xô PPS-43 Súng tiểu liên
Israel Uzi Súng tiểu liên
Ba Lan PM-63 Súng tiểu liên
Tây Đức MP-5 Súng tiểu liên(Các đơn vị cảnh sát là chủ yếu )
Liên Xô SVD Súng bắn tỉa
Liên Xô DShK Súng đại liên
Liên Xô DP Súng trung liên
Liên Xô SG-43 Súng đại liên
Liên Xô/ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa RPD Súng trung liên
Liên Xô RPK Súng trung liên
Liên Xô PK Súng đại liên
Hoa Kỳ M2-HB Súng đại liên
Hoa Kỳ M-60 Súng đại liên
Liên Xô RPG-2 Súng phóng lựu chống tăng
Liên Xô RPG-7V Súng phóng lựu chống tăng
Hoa Kỳ M-72 Súng chống tăng hạng nhẹ
Hoa Kỳ M-79 Súng phóng lựu
]Súng cối - Pháo


Lễ duyệt binh kỷ niệm 34 năm giải phóng Trường Sa
Liên Xô ZSU-57-2 pháo phòng không tự hành
Liên Xô ZSU-23-4 pháo phòng không tự hành
Liên Xô 61-K Súng phòng không
Liên Xô ZSU-23-2 Súng phòng không vác vai 23mm
Liên Xô SPG-9 Súng không giật 73mm
Liên Xô B-10Pháo không giật 82mm
Liên Xô B-11Pháo không giật 107mm
Hoa Kỳ M-40 Pháo không giật 106mm
Liên Xô 2S1 Pháo tự hành 122mm
Liên Xô 2S3 Pháo tự hành 152mm
Liên Xô D-20Pháo bức kích 152mm
Liên Xô D-30 Pháo lựu 122mm
Liên Xô M-46 Pháo chiến trường 130 mm
Hoa Kỳ M-144 Pháo bức kích 155mm
Liên Xô BM-13 Pháo phản lực phóng loạt 132mm 16 ống
Liên Xô BM-14 Pháo phản lực phóng loạt 140mm 16 ống
Liên Xô BM-21 Pháo phản lực phóng loạt 122mm 40 ống
Liên Xô SS-1 Scud B/C Tên lửa đường đạn chiến thuật đất đối đất
[sửa]Tên lửa
Liên Xô Lavochkin SA-2 Guideline Hệ thống tên lửa đất đối không
Liên Xô S-125 Neva/Pechora Hệ thống tên lửa đất đối không
Liên Xô SA-6 Gainful Hệ thống tên lửa đất đối không tự hành
Liên Xô SA-7 Grail Hệ thống tên lửa đất đối không vác vai
Liên Xô SA-18 Grouse Hệ thống tên lửa đất đối không vác vai
Liên Xô SA-9 Gaskin Hệ thống tên lửa đất đối không tự hành
Liên Xô SA-13 Gopher Hệ thống tên lửa đất đối không tự hành
Liên Xô Nudelman AT-2 Swatter Tên lửa chống tăng
Liên Xô Kolomna AT-3 Sagger Tên lửa chống tăng
Liên Xô AT-4 Spigot Tên lửa chống tăng
Nga Almaz SA-20A Gargoyle Tên lửa đối không/đánh chặn

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 17
Join date : 03/09/2010
Age : 32
Đến từ : ninh binh

https://vietnam.forum-viet.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết